Giá USD hôm nay 19.4.2024: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.Hương vị quê hương: Nấm đắng xào lòng heo
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Chuyện của hai cô “hoa hậu bán trái cây”
Ngày 15.1, Đội CSGT An Sương (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) đang làm rõ vụ xe tải tông dải phân cách, lật trên quốc lộ 22 (xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn).Theo thông tin ban đầu, lúc 4 giờ 27 cùng ngày, xe tải (chưa rõ biển số) chạy trên quốc lộ 22, hướng từ cầu An Hạ về quốc lộ 1. Khi qua giao lộ quốc lộ 22 - Nguyễn Thị Sóc (H.Hóc Môn) khoảng 50 m thì xe tải tông vào dải phân cách (bằng bê tông), lật nghiêng.Từ camera hành trình một xe ô tô lưu thông cùng chiều phía sau ghi lại, thời điểm trên, chiếc xe tải đang chạy thì bất ngờ tông trực diện vào điểm đầu ụ bê tông dải phân cách ngăn làn giữa ô tô và xe máy. Lúc này, có 4 người chở nhau trên hai xe máy chạy liền kề bên cạnh xe tải. Khi thấy xe tải nghiêng, đổ về phía mình, những người chạy xe máy đã vội đánh lái tránh né và thoát nạn trong gang tấc.Trong khi đó, người dân tại hiện trường cho biết, khi thấy xe tải lật đã chạy đến thì thấy có tài xế và phụ xe kẹt trong cabin. Cả hai được người dân hỗ trợ đưa ra ngoài, may mắn chỉ bị trầy xước nhẹ. Theo người dân, qua trao đổi với tài xế cho biết do ngủ gật nên tông vào dải phân cách. Nhận tin báo, Đội CSGT An Sương đến giải quyết, xe cứu hộ cũng được điều đến, cẩu đưa xe gặp nạn ra khỏi hiện trường, tránh gây ùn tắc, kẹt xe trên đường. Hiện vụ việc xe tải tông dải phân cách lật trên quốc lộ 22 (H.Hóc Môn) đang được lực lượng chức năng làm rõ.
Những ngày cuối năm 2024, ông Phan Hữu Lượng (83 tuổi) và hơn 10 hộ dân sống tại thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, H.Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) thấp thỏm lo lắng sau vụ sạt lở nghiêm trọng trước nhà. Căn nhà của ông Lượng nằm hướng mặt ra bờ sông Rào Cùng, là hộ bị ảnh hưởng nặng nhất sau vụ sạt lở xảy ra đêm 28.12. Ông Lượng kể, tối 28.12, ông bất ngờ nghe tiếng nổ lớn trước nhà. Sáng hôm sau, ông phát hiện con đường đất dọc bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu gần đến cổng nhà ông.Đây cũng là con đường đi lại của hơn 10 hộ dân sống tại xóm Phường (thôn La Vân Thượng). Theo ghi nhận, sau sạt lở, hơn 200 m của tuyến đường đất này bị nứt toác, có đoạn trượt dài hơn 1 m, khiến người dân không thể lưu thông.Chứng kiến cảnh tượng này, ông Lượng không khỏi lo lắng. "Mấy hôm nay tôi mất ăn mất ngủ. Nếu tiếp tục xảy ra sạt lở thì căn nhà của tôi sẽ bị đổ sập, tết nhất đến nơi rồi mà như thế này thì quá khổ", ông nói.Nhiều hộ dân sống trong khu vực này mong muốn chính quyền địa phương có phương án xây kè để ngăn sạt lở ăn sâu vào nhà, đồng thời làm lại con đường để người dân thuận tiện trong việc đi lại.Có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục, ông Lê Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND H.Quảng Điền, động viên người dân, cho biết trước mắt địa phương sẽ khắc phục tạm thời bằng cách đổ đất, đá cấp phối những đoạn bị sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông."Trước mắt, huyện sẽ chỉ đạo ban đầu tư xử lý khẩn cấp, tạo đường đi cho bà con ổn định trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới", ông Bảo nói.Lãnh đạo H.Quảng Điền cũng sẽ báo cáo tình hình với các cấp có thẩm quyền và đề nghị thực hiện dự án xây kè kiên cố chống sạt lở.
Tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện tại Thừa Thiên - Huế
Sáng 6.4, chị Đào cung cấp cho PV Thanh Niên đơn tố giác về việc bạo lực học đường mà chị gửi cho UBND tỉnh Bình Dương, Công an, Sở GD-ĐT tỉnh này cũng như Ban giám hiệu Trường tiểu học Phú Lợi, Công an P.Phú Lợi.